Giải pháp mới cho đường giao thông nông thôn
03/04/2013Để khắc phục tình trạng này, mới đây, nhóm tác giả của Trường Đại học Công nghệ GTVT đã nghiên cứu lựa chọn giải pháp công nghệ để xử lý, tái chế rơm rạ kết hợp với chất gia cố thủy hóa vô cơ HRB và vật liệu địa phương để làm đường GTNT phù hợp với điều kiện tỉnh Vĩnh Phúc nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tiết kiệm chi phí xây dựng. Quy mô thử nghiệm tại đoạn đường trong sân của Trường Đại học Công nghệ GTVT, phường Đồng Tâm (thành phố Vĩnh Yên) có chiều dài 100m, nền đường rộng 5,5m; mặt đường rộng 3,5m; kết cấu lớp móng mặt đường sử dụng 2% phế phẩm nông nghiệp (rơm, rạ) kết hợp với 8% chất thủy hóa vô cơ HRB (một vật liệu kết dính thủy hóa đường như xi măng và vôi) và tận dụng các nguồn vật liệu địa phương như: đất, sỏi, cát, phế thải xây dựng, phế thải lò gạch… dày 20cm, lớp mặt đường láng nhựa.
Qua kết quả thử nghiệm trên đoạn đường dài 100m trước cổng Trường Đại học Công nghệ GTVT cho thấy: Việc gia cố đất, phế phẩm nông nghiệp rơm rạ và chất thủy hóa vô cơ HRB theo tỷ lệ thiết kế đã đáp ứng được yêu cầu về khả năng chịu lực và làm việc của đường GTNT theo tiêu chuẩn, quy trình hiện hành ở Việt Nam. Việc xử lý, tái chế phế phẩm nông nghiệp rơm rạ làm đường GTNT cho phép tiết kiệm vật liệu, đồng thời đáp ứng được yêu cầu chất lượng làm việc của mặt đường sau khi thi công xong. Công nghệ phối trộn, thi công không quá phức tạp, có thể sử dụng các máy thi công thông thường cũng như nguồn nhân lực tại địa phương để triển khai công tác thi công. Theo tổng dự toán thì khi sử dụng công nghệ HRB để xử lý tái chế rơm rạ làm đường GTNT sẽ giảm chi phí xây dựng so với mặt đường đá dăm hiện nay đang sử dụng phổ biến trong xây dựng đường GTNT là 39%. Song, để đơn giản hóa tính toán, có thể lựa chọn nhanh chiều dày kết cấu điển hình của lớp gia cố HRB: đối với đường giao thông nội đồng và đường làng ngõ xóm chủ yếu có các phương tiện vận tải thô sơ như xe bò kéo, xe kéo tay, xe tải nhẹ dưới 0,5 tấn có thể chọn chiều dày 10-15cm, đường GTNT chủ yếu có loại xe tải nhỏ tải trọng dưới 4 tấn có thể chọn chiều dày 16-20cm.
Việc nghiên cứu thành công công nghệ gia cố đất, phế phẩm rơm rạ và chất thủy hóa vô cơ HRB làm đường GTNT thành công bước đầu sẽ tạo điều kiện triển khai vào thực tiễn nhằm góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tiết kiệm nguyên vật liệu và giảm chi phí xây dựng.
Trường Giang
(--- Báo Vĩnh Phúc ---)